HỒI KƯ 50 NĂM MÊ HÁT CẢI LƯƠNG (TRÍCH)

Vương Hồng Sển

 

Nhớ một đêm nằm cạnh bàn đèn với Cô Ba, khi chị Phù-Dung đến làm bạn "ấm ấm êm êm", bỗng thấy má cô trở nên hồng hào, lông nheo ướt ướt, mũi dọc dừa, răng c̣n tốt, tôi nh́n lâu bỗng sợ khan.

Năm 1924.

Để thấy cái ngông cái gàn của kẻ nầy, xin nhắc một việc cũ nay nhớ mà c̣n thẹn thẹn. Quả không có cái ǵ mà tôi không muốn không ham. Thậm chí tiền không có, bề thế cũng không mà đèo ḅng nhiều việc lếu. Ngày mồng một tháng ba d. l. 1924, tôi đi xem hát cải lương tại rạp Modern đường d’Espagne Sài-G̣n. Lá lay tôi được ngồi gần cô Ba Trà, lúc ấy đang sáng chói trong tiền, trong nhan sắc và sắm xe hơi có tài-xế phụ, để dành mở cửa.

Cô Ba ngồi một dăy ghế thượng hạng với bác-sĩ Trinh, Ṭa Tỷ và Sáu Ngọ. Trớ trêu thay, bên tay mặt và sát ghế cô là ghế của kẻ nầy. Cô ngồi xem mà mùi nước hoa làm tôi ngây ngất và khi nửa chừng cô ra về, tôi hết biết trên sân khấu hát ca những ǵ và khi về nhà, tôi thức trắng đêm để đặt bài nầy, nay chép ra đây cho thấy cái càn rỡ của tuổi xuân hiếu sắc:

XEM CẢI-LƯƠNG NGỘ MỸ-NỮ (CÔ BA TRÀ)

Duyên kỳ ngộ gặp nàng quốc sắc,
Khách đa t́nh ngó mắt quên nheo!
Mới đây sao lại như bèo?
Gió de vừa sát, gặp chèo kế dang.
Tệ chi bấy! Ớ nàng mặt ngọc,
Khách cô pḥng trằn trọc năm canh
Căn duyên sao có mảnh mành,
Chưa vui sum hiệp đă đành chia phui!
Nàng tháo bước, ta ngùi ngùi thảm,
Khách lui chơn, đây dám ướm lời:
"Phiền cô tiện đó ngồi chơi,
"Cho đây xem thỏa, sắc trời phải chăng?
Khen cha chả! Khuôn trăng đầy đặn,
Càng nh́n lâu càng mặn nét hồng
C̣n trời, c̣n biển, c̣n sông,
C̣n câu t́nh ái, c̣n ḷng tương tư.
Nghĩ cũng tệ sao đi không nói?
Để lại chi mấy đọi sầu phiền.
Vật đi c̣n chút t́nh riêng,
Nàng đi nàng để cho nghiêng ngửa ḷng.
Lửa đă nhúm khó trông dụt tắt
Kể từ đây bặt bặt giấc tiên
Ngày sầu mấy khắc nào yên
Đêm trông canh lụn càng điên đảo ḷng!
Than ôi, đă sa ḍng biển ái,
Dễ ǵ toan trở lại non nhơn?
Ḷng thương ḷng lại há sờn,
Dẫu ṃn bia đá khó khờn ḷng thương...
1-3-1924

Cái ngông c̣n chưa chịu buông tha, tiền th́ trong túi vắng hoe, mà dư thừa thơ thổng. Vô sở làm, ở Trường Máy, đường Đỗ-Hữu-Vị, trọn một tuần lễ, bỏ phế hết tất cả mọi việc, rán è ạch bôi sửa đặt thêm một bài thơ bát cú mà không dám gởi, chỉ cất trong cặp cho đến ngày nay:

Mỉm miệng cười duyên đóa hải đường,
Xui ḷng thi khách biết bao thương
Dịu dàng má đỏ đào ghen thắm,
Yễu điệu ḿnh mai liễu kém nhường.
Ngọc tốt Lam – điền ai nại giá,
Hoa tươi Thượng-Uyển nực mùi hương.
Cất xong Đồng-Tước chờ tiên nữ,
Nhắn với ai kia chớ gọi thường.

Thơ rồi để đó, lo đi cưới vợ. Cô Ba Trà vụt vụt lên như diều gặp gió, lên xe xuống ngựa mấy chục năm trường. Tôi th́ một rương sách một túi áo quần, để sau c̣n đùm đề ba cái đồ sành ưa bể.

Bỗng vài chục năm sau, gặp nhau lại nơi bàn tài-xỉu trong Chợ-Lớn, sau trận 1945. Cô đă mất phong độ năm nào, nhưng hỏi tôi, hỏi thấy nhan sắc cô nay kém hơn trước thế nào? Tôi trả lời: "Tôi chỉ biết "người đẹp" có h́nh chụp treo trong tủ kiếng nhà photo Khánh-Kư lúc c̣n đi học Chasseloup" và "đă khiến tôi thành thi-sĩ, xin lỗi, thành thợ thơ năm nọ".

Cô cười rồi thâu dụng tôi làm "bí thư" suốt mấy tháng trường, Cô thuật tiểu sử cho tôi lấy notes, vừa thấy hay hay, kế cô bán tài-liệu cho một ông bạn nhà văn (ông T.T.Q.) tôi không nói ǵ, nhưng xin ngưng chép chuyện tiểu-sử nhơi bă mía, chỉ giữ lại đến hôm nay h́nh bóng một người năm xưa từng văi bừa bạc trăm bạc ngàn qua cửa sổ, nay không có đến một xu-ten để cạo gió và vẫn nuốt cơm đen kéo dài cái kiếp sống thừa không biết đến chừng nào?

Nhớ một đêm nằm cạnh bàn đèn với Cô Ba, khi chị Phù-Dung đến làm bạn "ấm ấm êm êm", bỗng thấy má cô trở nên hồng hào, lông nheo ướt ướt, mũi dọc dừa, răng c̣n tốt, tôi nh́n lâu bỗng sợ khan, may là tại gia đă có một ai rồi, không có ai đó, đem ai nầy về, ắt cái khổ c̣n ai hơn nữa! Năm xưa cô là đóa hoa, tôi là "về rác". Cái năm gặp ở tài-xỉu, cô đă thành "về rác", nhưng thà tôi trôi cô-ky, không muốn kết thành bè. Tuy vậy bụng vẫn tiếc, v́ bất quá là bá quất, chớ chi hai về rác gặp nhau sớm, ráp lại với nhau, biết đâu chừng biển Đông sẽ áng bóng? Không chi cũng biết mùi la dame aux camélias Nam-Việt.

1926. Gánh Phước-Cương.

Năm 1926, gánh Phước-Cương lên hát rạp Sài-G̣n: kép Bảy Nhiêu làm Tống Chơn-Tôn, Cô Năm Phỉ thủ vai Bàng Quí-Phi, hay đến đỗi Chánh-Phủ gởi cả đôi sang Pháp diễn tại Paris dịp đấu xảo năm 1931, ăn khách suốt mấy tháng trường, tuy khán giả lang-sa không hiểu nổi một câu bịn rịn hay câu vọng-cổ muồi, và chỉ hiểu qua màu mè bộ tịch của đào kép.

Tôi c̣n giữ được một tấm chương tŕnh gánh Phước-Cương diễn truyện Thuyết Đường, vợ Ngũ-Vân-Thiệu bị tên, Bảy Nhiêu bỏ làm Vân-Thiệu, Giả-thị do Cô Năm Phỉ đóng, hỉ nộ ai oán đủ điều (tài-liệu số 209 Hồi-kư tập II).

Giá chỗ ngồi:

Hạng nhứt ...................... 1 đồng

Hạng nh́......................... 0,60 (sáu cắc)

Hạng ba.......................... 0,30 (ba cắc bạc)

1943. Bẵng đi một khoảng dài, tôi đổi về Sa-Đéc (1928-1932) Sốc-Trăng (1932-1936) và Cần-Thơ (1936-1943), tuy vẫn xem hát như cũ nhưng không gặp chuyện nào gay cấn, cũng những tuồng cũ diễn đi diễn lại. Năm 1943 tôi đổi trở lại Sài-G̣n th́ lính Nhựt-Bổn đầy đường. Đêm thứ thư 13-1-1943, tại rạp Nguyễn-Văn-Hảo, có hát Đại-Hội chư ban, theo chương tŕnh tôi hiện có (số 210 Phụ-lục Hồi-kư tập II) đủ mặt kép đào danh tiếng:

Cô Năm Phỉ và Tám Mẹo, Năm Định gánh Nam-Phi
Bảy-Nhiêu gánh Nam Phương
Cô Thanh-Tùng gánh Thanh-Tùng
Tám Danh gánh Danh-Đàng
Cô Mười Truyền gánh Song Phụng
Cô Bảy Nam và toàn ban gánhPhước Cương

Tuồng chia làm ba lớp:

1) Vô đầu, chào Thống-chế Pétain;
2) diễn tuồng Ngọc-nữ báo phu-cừu, tuồng Tàu do hai gánh Phước-Cương và Song-Phụng đồng hợp diễn (chương-tŕnh, Phụ-lục số 210);
3) tuồng chánh “Tứ-đổ-tường” là một tuồng ruột của gánh Phước-Cương thêm được nghệ-sĩ thượng thặng đóng lại vai cũ: phải tốt phước lắm mới dự khán được những dịp nầy: cô Năm Phỉ đóng vai người vợ hiền; Tám Danh làm anh chồng ghiền sau sa sút đến đỗi làm phu kéo xe; các vai khác chia nhau giữa các cô Tư Thanh-Tùng, Bảy Nhiêu, Tám Mẹo, Năm Định, v.v...

Giá chỗ ngồi đă tăng: 2đg, 1đg50, 1đg20, 0,70, 0,40.

1926. Nghĩa-Hiệp-Ban. Nam-Hưng-Ban.

Cái năm 1926 là năm ǵ mà tại Sài-G̣n, cờ bạc rần rần, nhà xéc Sáu Ngọ gần như công khai, một ḿnh lăo nầy bao-thầu hai chị em Năm và Bảy, hai cô đào danh tiếng, khi vui sắm xoàn cả bụm, khi ghen đốt áo quần sạch bách và đánh hoa biết nói bằng roi mây đến rướm máu...

Vua cờ bạc Sáu Ngọ lập gánh Nam-Hưng-Ban, để người đẹp (cô B.N.) làm bầu. Nhưng phần ṣng me trong Chợ-Lớn bị chúng theo phá, tiền vô không được dồi-dào như trước, phần lỗ lă v́ bao nhiêu tiền lấy ra hùn lập ngân-hàng Phan-Thiết bị chúng sang đoạt, rốt cuộc t́nh khô gánh ră và Sáu Ngọ cũng vào tù, khi ra mất mối cờ bạc và chết sạt nghiệp... đúng như lời thầy Tư Nên tiên đoán: bàn tay chỉ sanh-mạng đứt, bên tay vợ th́ c̣n nguyên, thế là hai người cách mặt ly thân, chồng sẽ ngồi tù; người vợ nầy có tay cầm của, nếu ra tù không ở lại nhau th́ chồng sạt nghiệp, quả thật S.N. ra tù, trách vợ ngoại t́nh, không ăn ở nhau nữa, N. đánh me đánh đâu thua đó mà nghề chủ chứa lấy xâu đă bị kẻ khác giựt từ lâu, nên con ma nghèo kéo đến trở tay không kịp.

Gánh Nam-Hưng-Ban chuyên diễn tuồng tàu, N. lại ghen, nên cô đào chánh cũng là bầu B.N. chỉ đóng vai xấu xí: Chung-Vô-Diệm dạ-xoa, Đào-Tam-Xuân nửa mặt thiệt nửa mặt lọ lem, kép chánh và đào chánh cấm đứng quá gần, cấm cụp lạc cấm muồi mẫn trên sân khấu.

Cũng năm 1926, gánh Nghĩa-Hiệp-Ban của ông Nguyễn-Văn-Đẩu lập ra, chương-tŕnh tôi c̣n giữ (Phụ-lục số 211 tập hồi-kư II), có Nguyễn-Công-Mạnh và Nguyễn-Trọng-Quyền làm thầy tuồng.

Phần biên soạn th́ vững chắc, nhưng y phục và cách trang sức kém mỹ-thuật đến gần lố lăng: kép vơ đào vơ mặc áo nhung cổ bẻ kiểu pyjama chung quanh viền cặp đường biên bằng lông trừu trắng toát, đầu đội khăn xếp, chơn đi giày Tàu. Thường dùng bít-tất dài nịt lên tận háng, và mặc quần đùi bắt chước cách ăn vận của phường xiệc. Anh kép chị đào nào cũng có áo choàng và tay cầm đoản đao hay trường côn. Cũng những tuồng của các gánh khác đă diễn: Anh-hùng náo tam-môn-giai, Tang-Đại giả gái, Sở Vân té lầu, Tra án Quách Ḥe, Xử án Bàng Quí-Phi ..., sau rốt hát không lại các gánh lớn và ră gánh.

C̣n nhiều gánh hát nữa sống chật vật, chết vô danh, nay đến tên hiệu cũng không c̣n nhớ cô đào thấm mật, nước mắt dầm dề: "Công-tử ôi! xin nương tay cho thiếp nhờ!". Việc năm xửa năm xưa đă trên bốn chục năm, không biết người đương sự c̣n nhớ chăng?

1927. Năm 1927, tôi cưới vợ.

Người cậu của vợ (nay hai tôi đă ly-dị), ông Dương-Văn-Giáo từng trách yêu tôi: "Thà làm kép cho hay như Nguyễn-Thành-Châu, hơn là làm việc cho Tây!". Câu nói ấy thốt ra đêm Cô Bảy Phùng-Há hát tại Nhà Hát Tây, cô thủ vai Mộc-Quế-Anh dâng cây và người đóng cặp vai tướng nhỏ đẹp trai Dương-Tôn-Bảo, không ai khác hơn là anh Năm Châu. Kép tức thầm, ghen trong bụng, v́ lúc ấy cô đào duyên dáng sắp lọt vào tay Bạch-công-tử Phước Georges.

Ra diễn trên sân khấu, kép đánh giặc thiệt và đánh thật mạnh. Cô đào ban đầu chưa biết, c̣n hư hởn ghẹo: "Ai đâm th́ ḿnh đỡ! Ai để hở mà đâm!" (Câu bên hát bội đă có). Nhưng kép hầm hầm, đập giáo nào ê tay giáo nấy, cô đào thấm mật, nước mắt dầm dề: "Công-tử ôi! xin nương tay cho thiếp nhờ!" Việc năm xửa năm xưa đă trên bốn chục năm, không biết người đương sự c̣n nhớ chăng??

1928-1929. Núp cánh gà xem đít mọc râu.

Tôi đổi đi Sa-Đéc làm thơ-kư phát ngân tại Ṭa-bố. Cô Bảy Phùng Há xuống diễn. Cậu Tư Phước Georges, chủ gánh Huỳnh-kỳ có nhă ư mời hai tôi đến xem hát. Đây là v́ cảm t́nh riêng chớ thuở ấy có đủ cách hối lộ, một thông lệ vẫn c̣n tồn tại nhiều nơi là mỗi gánh đến hát tại tỉnh phải có thứ giấy mời đặc biệt ông thông ngôn đứng bàn ông chánh, thay mặt cho sở kiểm duyệt, đề pḥng trong khi hát có nói lời xúc phạm chánh-phủ chăng. Mà hễ mời thầy thông ngôn th́ phải mời đủ cặp, có khi ông bà mắc đậu chến th́ con vú bác tài đưa nhau đi xem thế, không cho vào cửa có môn* dọn đi. Mời rồi bên Ṭa-bố lại phải mời thầy kư làm việc Sở Cẩm, đề pḥng lính tráng đâm chém làm khó không cho hát.

Nhưng đêm ấy tôi không đi giấy mời mà mua vé đàng hoàng, lại vô buồng đứng sau cánh gà để phỉ t́nh đàm đạo và góp ư kiến với Cậu Tư. Nhờ vậy mà tôi mục kích một lớp hài-hước không có trong chương tŕnh.

Cô Bảy hôm ấy diễn tuồng vơ, diễn được hai ba màn, thấm mệt, nên khi vô buồng, cô tạm ngồi trên chiếc ghế mây mà sơ ư nhè ngồi đại nên không coi trước.

Một anh kép vơ hết phiên trước cô vào buồng nằm xả hơi trên chiếc rương lớn, lúc ấy c̣n xài râu dán bằng keo, nên anh cẩn thận trước khi nằm đă gỡ râu ra cho khỏi vướng. Đến lượt anh xuất hiện, anh ngồi dậy kiếm hoài không thấy bộ râu ḿnh mới để đâu đây, anh chạy giáp buồng hát, miệng lầm bầm "đ.m. thằng nào lấy râu tao!!". Kiếm măi không có râu và túng quá v́ đă đến phiên ḿnh ra tuồng, anh bèn bước đại ra sân khấu, vừa ca hát vừa lấy tay áo rộng che miệng và cằm.

Thoạt tới phiên cô Bảy xuất hiện, bộ râu nhủn nhẳn sau mông cô mà cô không hay, cô vừa xây lưng, anh kép vụt thấy bộ râu ḿnh làm mất, mừng quưnh quưu nhảy một nhảy chụp vào phía hậu cô Bảy mà ráp lẹ vào cằm ḿnh, việc xảy ra mau như chớp nhưng cũng đủ cho một mớ khán giả mấy hàng đầu lanh mắt thấy đủ hết từ đầu chí cuối, không nhịn cười được nên đồng rộ cười lên gần bể rạp.

Khỏi nói đào kép trên sân khấu rán diễn như thường cho lấp chuyện, nhưng trong màn thấy cớ sự "bại hoại ốc trâu cả đám" nên lật đật cho bỏ màn xuống. Pha nầy đă có người nghe lóm và viết nhại tôi, hoặc giả y cũng đồng thấy như tôi, tôi không cần biết, duy chuyện có sao nói vậy, c̣n tin cùng không là phần của độc giả.

Lúc nầy là lúc quần áo kiểu Cát-Tường (Le Mur) thịnh hành và cũng lúc nầy Cô Bảy đương trong thời kỳ đào tiên hơ hớ, cô diễn tuồng xă-hội, mỗi lần cất giọng ca Quảng, chót đuôi câu y-ỷ-y nghe gần bể rạp! Ngày nay lớp sau ca tấn phát nhiều. Nghe kỹ lại hơi xưa và so sánh với làn hơi kim thời, thấy nhiều chỗ khác. Về giọng ngâm thơ theo điệu Bắc, nay nhờ Radio đă quen tai, chớ chầu xưa duy có Tư Út rỉ rả câu "con cá vàng và anh Tây đen" là c̣n nghe giông giống. Năm nào tại nhà tôi ở Sốc-Trăng Tư Út đến chơi, lấy dĩa "Huyền-Châu-Nữ" quây nghe lại, rồi Út ca lại bản đó, nhưng đă bớt hơi không bằng khi vào dĩa, Út ngó tôi châu mày và chôn luôn cơn buồn vào ly Bisquit-Soda vàng lườm.

1932-1933.

Những năm nầy nạn kinh-tế khủng hoảng hoành hành nặng nhứt trên mảnh đất miền Nam cũng như khắp hoàn cầu. Chẳng lành th́ chớ người cậu ruột thứ năm của tệ nội đâm mê một kép hát đực. Không nghe lời khuyên gián, đương làm ông viên-ngoại ăn lương "hàm chánh thất" bên xóm Thiềng-Đức ngang chợ Vĩnh-Long, Cậu Năm bỏ nhà bỏ vợ con để khăn gói theo anh kép.

Cậu Năm tôi tuy đàn ông và rất đẹp trai, nhưng ăn trầu xỉa thuốc, khiến tôi nhớ đến ông Cẩn ở Huế gặp sau nầy. Cậu Năm gói bánh trái tôi dám chắc đàn bà không khéo bằng và nghề nấu nướng hơn cả các tay đầu bếp thiện nghệ. Ở không, làm ông nhà giàu ăn lương vợ, Cậu đâm chán rồi lấy tiền nhà lập gánh cải-lương, để có dịp theo anh kép nghe ca, mà lúc ấy phải nh́n nhận anh kép nầy có một giọng khác hẳn giọng Út-Chơi-Châu-Thạch. Anh kép đi thâu dĩa, Cậu cũng đi theo. Anh kép đến đâu, Cậu theo đến đó. Gánh hát lỗ lă, Cậu về vét tiền nhà. Người vợ hiền không cho, Cậu lại nhờ đến tôi. Măi sau hay tin cậu thất vọng, uống độc dược và xác chôn trên Nam-Vang. Anh kép sau làm bầu, nay đă chết. "... Văng vẳng tiếng chuông chùa..."

- Gánh Hồng-Nhựt.

Một bộ ba chuyên đóng tuồng Tàu lớp Quan Công hiển thánh. Mười Bửu làm vai Ông, Sáu Lực vai Quan B́nh, Năm Diệp vai Châu Thương: ban đầu công chúng thấy lạ, đổ xô đến xem, nhưng sau hơi ngán trách thầm gánh hát ǵ trịch thượng dám lấy Thần-Thánh làm tṛ, nên thưa lần. Mười Bửu có tài lấy đất sét nắn tượng rất khéo, sau chết bịnh trên xứ Đà-Lạt. Sáu Lực nay cũng ra người thiên cổ, và bộ ba nầy y như là gánh Hồng-Nhựt nếu tôi không lầm. Mười Bửu có giọng ca "đổ hột" vừa déo dắt, vừa du dương: anh chịu khó chơi với kép hát Quảng trong Chợ-Lớn và học tập từ làn hơi đến điệu bộ, hệt Tàu. Mặt anh no tṛn nên dặm mặt Quan Công trông y như trong tranh thờ. Trong nhiều vai vơ, Mười Bửu ca sang sảng thanh âm cao vót lanh lảnh như tiếng chuông ngân thật là xuất sắc.

Anh cũng là một tay đờn có tiếng và thích ca trên cây tỳ-bà những bản xưa Nam xuân, Nam ai, Giang-Nam, Trường tương-tư. Chính anh thuộc những bản rất cổ "Tô-Huệ chức cẩm hồi văn" v.v... ít người dám ca dám đờn. Mười Bửu là một trong những kép thọ giáo được điệu Tàu tập luyện có căn bản và có phương pháp luật lệ nhất định của điệu nầy. Tuồng Tam Quốc, lớp Quan Công đại chiến Bàng Đức, bộ ba Bửu, Lực, Diệp diễn rồi không có gánh nào diễn ăn qua được. Trong gánh Hồng-Nhựt có Cô Sáu Nết nổi danh một lúc, sau cô có chồng nên thôi hát, ra làm bà chủ quán dưới gốc cây điệp to đường Hai Bà Trưng, Tân-Định.

- Gánh Huỳnh-Kỳ của Cô Bảy Phùng-Há và Cậu Tư Phước Georges.

Tôi có nhiều cảm t́nh riêng đối với Cậu Tư. Nay Cậu đă ra người thiên cổ, tập "hồi-kư" nầy vả chăng là một "nồi xào bần thập cẩm", nên xin cho phép tôi nhắc lại vài đoạn để nhớ "Cậu Tư" cố hữu:

Bạc-Liêu là xứ ăn chơi, giàu lúa gạo giàu muối giàu tiền. Điệu Vọng-cổ cũng từ tỉnh Bạc phát ra... Nhưng Bạc-Liêu c̣n lắm thú vui khác: thú ăn cháo Tiều với hột vịt muối và cua muối giác khuya, thú xuống biển ăn ṣ huyết hoặc ăn nhăn chín tại vườn, khi ăn dưa hấu tại gốc trồng ngoài băi biển... và có dịp để phóng xe chạy cho mát, sau đó sẽ lên mở pḥng tại phố Sốc-Trăng.

Tại chợ nầy, một năm nọ có cuộc đụng độ của hai công-tử: một chàng đen đúa, thứ ba, sanh trưởng trong ruộng muối tỉnh Bạc, nên được người trong xứ gán cho mỹ-hiệu "Hắc công-tử" khi nào trước mặt sẽ nịnh bằng danh từ "Cậu Ba H."; một chàng trắng trẻo, thứ tư, sanh trưởng tại xứ sông sâu nước chảy, trái cây ê hề, đất Tiền-Giang (Mỹ-Tho), ăn chơi hào phóng, nên được các tay em tặng hai chữ "Cậu Tư" ngọt xớt, và để đối diện với chàng Hắc, đây là Bạch công-tử có số đào hoa.

Người cố cựu tỉnh Sốc c̣n nhớ vài giai thoại lư thú về hai cậu: tôi cứ viết ra đây nhưng không đảm bảo đúng y sự thật, v́ việc lâu ngày đă méo mó không ăn khuôn.

Mà thiết tưởng không nên quá câu nệ và cũng chẳng cần biết đích xác làm ǵ, duy nhớ một đêm nọ, Cậu Ba ngồi xem hát hàng ghế danh dự, Cậu Tư v́ nể khách và để tỏ t́nh thân thiện cũng xuống ngồi gần đàm đạo.

Buổi hát đă về khuya gần văn. Cậu Ba lấy ví thuốc ra hút, lay hoay thế nào mà một tờ giấy con công (năm đồng bạc thuở ấy) từ trong túi bỗng rơi xuống đất, mà quẹt diêm ǵ cũng không sẵn trong tay, báo hại chàng Hắc-công-tử bất kể giữa đám hát đang hồi cụp lạc trên sân khấu, chàng ngồi chồm hổm xuống đất sờ soạng dưới nền xi-măng dơ dáy như lăo thợ may đánh mất cây kim, bộ tịch lụm cụm y như lăo thầy bói mù ṃ tiền hoẻn, trông thật buồn cười. Bạch-công-tử thấy bộ tịch, mắc cỡ giùm nên hỏi:

  - Toa làm ǵ kỳ cục vậy?

  - Moa kiếm tờ giấy con công, đ.m., mới rớt xuống đây mà mất tiêu như có ma giấu!

  - Nè! để moa cho mượn cây đuốc! Nói rồi Bạch-công-tử vừa đốt một tờ giấy "oảnh" (vingt, hai chục bạc) soi sáng cho Hắc-công-tử thu hồi tờ giấy con công, ngụ ư giấy hai chục khi phải việc tôi c̣n bất kể sá ǵ, hà huống anh vừa đánh rơi một tờ cỏn con năm đồng mà anh đă lính quưnh như "họ đạo mất qu...ần?"

Cũng tại chợ Sốc-Trăng, cách đó không lâu, chàng Bạch-công-tử ngộ nạn một cách gián tiếp. Năm nọ, quên mất năm nào, Cậu đưa gánh hát từ chợ Mỹ-Tho xuống diễn một ṿng Hậu-Giang và gánh hát đang phô tài tại chợ Sốc-Trăng vừa được một hôm.

Vốn người phong lưu hào hiệp nên đi đến đâu Tư Phước có dắt bộ hạ em út tay chơn theo đông lắm. Trong đám có một anh chàng lai, có Pháp-tịch (sau năm đảo chánh 1945, từng làm Cảnh-sát-trưởng tại G̣-Công), lúc ấy anh nầy chưa gặp thời nên theo núp gió làm hộ-vệ cho Cậu Tư, vừa vui vừa học thêm được nhiều việc. Sau mông anh có đeo cộm cộm cây chó lửa, Browning 6m/m 35. Sáng sớm bữa đó, Cậu Tư tự lái xe nhà, Fiat Sport, đưa các em út đi ăn sáng.

Quán Hải-Nàm nầy làm xíu mại có danh và bán café đường Đại-Ngăi, nay là Hai-Bà-Trưng, quán ở bên kia đường trước dăy phố nhà Ba tôi ở. Chiếc xe đậu không được sát lề, nên có một cai Phú-lích, bấy lâu cà-xốc nội chợ đều ghét, nay tên cai lại sân si đ̣i biên phạt.

Cậu Tư, quân tử, nhận lỗi một cách rất lịch sự. Nhưng Cai nhà ta nhứt quyết định làm biên-bản một đ̣i phạt hai đ̣i phạt cho được mới bằng ḷng. Thầy Cai ta làm quá trớn, anh chàng lai hộ-vệ nóng ruột binh chủ, bèn đứng ra can thiệp. Cho hay: một năm chỉ có một phút rủi... Chuyện là chuyện của Cậu Tư, bỗng chuyền qua cho chàng lai chịu đựng. Anh Cai sùng năy giờ, bỗng sần sộ và thách đố:

  - Mầy ỷ mầy Tây, mầy có súng. Mầy giỏi bắn tao chơi?

  - Tôi không chọc anh. Cô bác coi đó mà coi! Mà anh thách tôi, tôi bắn anh à!

  - Mầy giỏi bắn c.t tao đây nè!!

Một tiếng súng nổ. Chàng lai dằn không được, quả bắn ngay chỗ đó. Cai ta nằm cho một đống. Câu chuyện đi ăn điểm tâm bất thành. Chàng lai đi ngay lại bót tự nạp ḿnh và tŕnh với C̣. Vi bằng lập không khó, nhân-chứng trong quán nước cũng như bàng quan lối xóm đều nh́n nhận có sự khiêu-khích và thách đố của anh Cai cà xốc, v.v... Chàng lai bị tù đă đành, nhưng măn tù ra, tôi vẫn bắt tay và chào hỏi nhau, trọng nhau, và cử chỉ của chàng ở chợ Sốc-Trăng c̣n nhiều người nhắc nhở.

Nếu các bạn có dịp ghé chợ Sốc-Trăng hiện giờ trên con đường Hai-Bà-Trưng, nếu gặp phố lầu nào hai căn biến thành một rạp chớp bóng nho nhỏ, nhà ấy là nơi nhau rún của kẻ viết mấy hàng nầy, - nhà hương hỏa của phụ-thân chúng tôi để lại, và chỗ tên Cai trả nợ làm phách không nên lối, ở về bên kia lề phố nhưng tiệm nước năm nọ nay đă trở nên một cửa hàng tạp hóa, nh́n không ra.

* "có môn" hay "có nước...": Phương ngữ Nam Bộ, ư muốn nói "không c̣n cách nào khác, chỉ c̣n cách ..." (eVăn chú thích). 

 

(trích Vương Hồng Sển. Hồi kư 50 năm mê hát cải lương của NXB Trẻ, tháng 4/2007).